CÁCH KHỬ MÙI HÔI CHÂN KHI ĐI GIÀY

Chân bị hôi do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến nguyên nhân vi khuẩn trong giày – tất; Mồ hôi chân không thoát ra khỏi giầy được. Để chân không bốc mùi do đi giày kín, bạn không nhất thiết phải thay giày bằng sandal hoặc các loại dép. 

Lưu các các gợi ý của Sata&Jor dưới đây, để tự tin, thoải mái mang giày mà không còn bất cứ lo ngại gì nữa nhé!

1. Baking Soda

Baking soda, còn được gọi là sodium bicarbonate, được biết đến với khả năng hấp thụ độ ẩm và mùi hôi cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây mùi khó chịu. Không chỉ là một nguyên liệu thần thánh để khử mùi tủ lạnh, baking soda còn được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại mùi hôi chân.

Cách 1. Cho bột baking soda (thuốc muối)/bột nở vào trong một gói giấy hoặc rắc trực tiếp vào giày và để qua đêm.

Cách 2.  Hòa baking soda vào nước ấm (4 muỗng với 1 lít nước) để ngâm bàn chân 15 – 20 phút mỗi tối trong suốt một tuần.

2. Tinh dầu

Nhỏ một vài giọt tinh dầu: Bạch đàn, đinh hương, cây trả, oải hương…vào một mảnh giấy và để ở trong giày và để qua đêm, làm thường xuyên nếu chưa thấy hiệu quả ở lần đầu tiên

Hoặc cho vài giọt tinh dầu vào trong nước ấm, ngâm chân 15 đến 20 phút, lặp lại hai lần mỗi ngày trong một vài ngày.

3. Cồn

Cho một lượng cồn vừa đủ vào trong giày và lấy bông thấm cồn để lau mặt ngoài giày. Đặt giày ở nơi thoáng khí để cồn tiêu diệt hết vi khuẩn

Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, cồn còn giúp loại trừ bụi bẩn.

4. Đi tất

Nên chọn và sử dụng tất có chất liệu Cotton. Thay và giặt tất sau khi sử dụng một ngày và nhớ làm khô trước khi sử dụng

5. Túi lọc trà đen

Đun sôi hai túi trà đen với ba chén nước nóng + nửa xô nước lã. Hàng ngày ngâm chân từ 15 – 20 phút, thực hiện trong khoảng một tuần. Để bã lọc túi trà vào túi già trong nhiều giờ sau đó lau sạch nước trà rơi vãi trên giày

6. Các miếng giấy thấm khô (dryer sheet)

Đặt miếng giấy lót vào giày trước khi mang. Giấy lót mỏng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái

Thường xuyên thay giấy lót.

7. Phấn rôm hoặc phấn thơm em bé

Rắc phấn vào bàn chân hoặc giày trước khi xỏ chân vào giày. Trong quá trình đi giày, thỉnh thoảng xức thêm phấn nếu phát hiện chân bắt đầu có mồ hôi.

Lưu ý không rắc quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.

8. Borax (Hàn the)

Hòa nửa cốc hàn the, nửa cốc giấm trong 2 cốc nước, rồi xịt dung dịch này vào phía trong giày, chờ giầy khô mới đi. Hoặc bạn có thể rắc bột hàn the vào trong giày trước khi đi.

9. Rửa chân sạch sẽ

Trước khi cho chân vào giày, bạn cần đảm bảo chân phải sạch và khô. Sau khi cởi giày ra, nhớ rửa kỹ chân với xà bông và nước đồng thời cũng làm khô giày. Việc này càng được thực hiện càng thường xuyên càng tốt.

(Sata&Jor biên tập)

Bài viết khác