CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI DA THUỘC

Sản phẩm thuộc da luôn là sự quan tâm của những tín đồ thời trang. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được món đồ mà họ sở hữu là loại da thuộc nào? Sata&Jor bật mí bạn cách phân biệt từng loại da thuộc để tránh mua nhầm phải những sản phẩm da nhân tạo hay giả da.

Da thuộc bao gồm rất nhiều loại da như: Da bò, da dê, da trâu, da cừu, da lợn, da ngựa, da cá sấu hay da đà điểu. Mỗi loại da có một đặc điểm, giá trị kinh tế và công dụng khách nhau, tuy nhiên, có một điểm chung giữa các loại da này đó là rất bền và được dùng để sản xuất nhiều loại túi, ví, giày, dép, quần áo…

Da thuộc vốn là da thật, có đặc tính mềm, dẻo dai, bền bỉ theo thời gian. Da thuộc có tuổi thọ rất cao, cao hơn nhiều so với vật liệu giả da khác. Ngoài ra, da thuộc có thể “thở” được, vì vậy, khi sờ nó vào mùa đông, bạn sẽ thấy ấm áo, còn khi sờ nó vào mùa hè, bạn sẽ thấy mát mẻ.

1. Da lợn

Là loại da phổ biến và có giá thành rẻ, da lợn dễ dàng nhận biết bởi lỗ chân lông hiện ra trên bề mặt tròn và thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chụm lại với nhau. Trên mặt thấy khá nhiều những hình tam giác nhỏ, sờ tay vào thấy cứng, phẳng, rắn, thường dùng để làm giày dép da, vali và túi xách.

 

Da lợn có lỗ chân lông tròn, thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chụm lại với nhau.

Sảm phẩm giày nam được làm từ da lợn có giá thành rẻ hơn sơ với các loại da khác nhưng không kém phần sang trọng, bắt mắt.

2. Dabò/ trâu

Thường thì 2 loại da này rất khó phân biệt bằng mắt thường. Quan sát kỹ, da bò có lỗ chân lông hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều.

Da bò gồm nhiều loại khác nhau như: Da bò hạt, da bò vân, da bò sáp, da bò trơn…

Còn da trâu thì lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm nhão hơn da bò, trông không được mịn và đẹp như da bò.

Da bò có giá thành cao hơn da trâu. Hai loại da này đều  được dùng làm giày, dép da, ví…

             Ví được làm từ da bò hạt (Pigmented) có đặc điểm mềm mại, các hạt trên bề mặt da đều đồng nhất.

 

Sản phẩm giày làm từ da bò sáp (Da pull up aniline) là da bò có thêm 1 lớp trên cùng xử lý bằng cách đánh dầu/sáp.

 

Sản phẩm dép kẹp làm từ da bò trơn (Semi-Aniline) có đặc điểm cứng và nhìn bắt mắt.

 

Giày bệt được làm từ da bò vân da full aniline mềm mại, có độ đàn hồi tốt, khó bị gãy hơn các loại da khác.

 

 

 Trên bề mặt da trâu các lỗ chân lông có kích thước to hơn so với da bò.

Nhưng bạn cũng đừng vội vàng cho rằng da bò là phải mịn không tì vết nhé. Chỉ có simili mới thế thôi. Da bò nếu là loại da bò sáp thì sẽ mịn, nhưng nhìn kỹ vẫn có lỗ chân lông. Còn da bò hạt thì rõ lỗ chân lông, trông sần sùi hơn nhiều, gần như da trâu nhưng không to bằng thôi.

Người còn có lỗ chân lông to hay nhỏ, da bò da trâu cũng vậy, con này lỗ chân lông to hơn con kia là chuyện bình thường. Nhưng chắc chắn một điều là lỗ chân lông và độ sần của da bò không bằng da trâu

3. Da ngựa

Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. Dùng để làm vali, túi.

Lỗ chân lông của da ngựa to hơn lỗ chân lông của da bò và có hình dạng không rõ ràng.

4. Da dê (sơn dương)

Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà trên đó có 2 – 4 lỗ chân lông to, xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ  vào thấy dẻo. Thường dùng dể làm bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn. 

Bề mặt da cừu có lỗ chân lông nhỏ, sở vào thấy mềm và dẻo tay.

5. Da cừu

Mỏng, mềm, lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục, cứ mấy lỗ kết hợp với nhau thành hàng dài, phân bố đều khắp. Da cừu thường được sử dụng làm túi xách hoặc áo.

Da cừu có ưu điểm hơn các loại da khác là rất mỏng và mềm

6. Giả da

Đây là loại da gia công với bề ngoài sờ tay vào thấy giống như da dê, nhưng nhìn kỹ không thấy lỗ chân lông. Loại da này  có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa nên ta có thể dễ dàng phân biệt được với da thật. Da giả khó lau chùi, màu sắc đa dang và khi kéo bạn sẽ có cảm giác hơi giãn ra gần giống như kéo thun.
Giả da là loại da gia công có rất nhiều màu sắc rất dễ phân biệt được bằng thị giác và khứu giác

Ngoài ra, bạn cần chú ý để không phải mua nhầm loại da đã được làm lại, tức là da chồng từng lớp lên nhau. Da nguyên tấm, da gốc ban đầu ở vết cắt sẽ nhìn thấy ngay, không bị xếp lớp. Còn da làm lại người ta xếp chồng các lớp lên với nhau, có thể còn có màu khác nhau giữa các lớp nữa.

(Nguồn Tổng hợp)

Bài viết khác